EngLish l Vietnamese
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VI TÍNH - Thứ tư, 19/1/2011
 

Đúng như một số nhà quan sát đã dự đoán cuối năm ngoái, hệ điều hành Windows đang ở bên bờ vực rớt khỏi ngưỡng 90% thị phần toàn cầu của hệ điều hành.

Con số này bao gồm cả PC, smartphones, thiết bị internet di động (MID) và máy tính bảng, đặt ra một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với sự thống trị của Microsoft với ngành công nghiệp hệ điều hành.

Theo báo cáo gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Net Applications khi mà họ đã thu nhặt dữ liệu về hệ điều hành của desktop cũng như mobile vào chung một thống kê thì thị phần của Windows đã giảm từ 93,74% từ tháng 2 năm 2009 xuống 90,29% tháng 12 năm 2010. Windows vẫn dành hơn 92% thị phần hồi tháng 2 năm 2010 nhưng trong những tháng còn lại của năm 2010, thị phần Windows liên tục bị xâm lấn.

Ông Vince Vizzaccaro - phó chủ tịch tiếp thị và liên minh chiến lược của Net Applications cho biết thị phần của Windows sẽ giảm xuống dưới 90% vào khoảng giữa năm 2011. Sự thống trị của Windows ở máy tính để bàn không đủ để giữ thị phần của Windows trên ngưỡng 90% đơn giản bởi vì sự gia tăng của điện thoại thông minh và máy tính bảng đang thay đổi định nghĩa về máy tính cá nhân.

Microsoft vẫn đang tiếp tục các nỗ lực xoay quanh Windows Phone 7 và Windows 7 cho máy tính bảng. Những nỗ lực này rất quan trọng đối với Microsoft và sẽ có tác động lớn đến doanh thu của Microsoft trong các năm sau.

Trong khi Microsoft thất thế thì Apple lại cho thấy được sự thành công của mình. Windows giảm thị phần nhưng Mac OS lại có tăng trưởng từ 4,55% tháng 2 năm 2009 lên 5,02% tháng 12 năm 2010, iOS cũng nhảy vọt từ 0,23% lên 1,7% trong thời gian đó. Linux vẫn ổn định ở 0,96% và hiện Android đang giữ 0,4% thị phần nhưng đang nhanh chóng tăng trưởng.

Net Applications đã thu thập dữ liệu từ khoảng 40.000 trang web cho số liệu thống kê này.

Theo OS Today

Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt Nam
Địa chỉ: 18 Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện Thoại: 844 7715126 - 844 8 344665, Fax 844 8343466